Hợp tác chuyên gia, khám - điều trị, chuyển giao chuyên môn tại BV Đồng Nai-2
Là người hút thuốc lào khó bỏ, ngay khi nhận kết quả có khối u trong phổi, ông M. đã tự tay chẻ đôi điếu cày, quyết tâm cai thuốc lào vĩnh viễn.Ông V.V.M (73 tuổi, ngụ tại Quảng Ninh) hút thuốc lào từ năm những năm 20 tuổi, gia đình nhiều lần khuyên ông bỏ thuốc nhưng bất thành. Những năm gần đây, ông được con trai đưa đi khám sức khỏe hằng năm, trong đó có tầm soát ung thư phổi bằng cách chụp CT phổi liều thấp.Trong dịp tầm soát định kỳ tháng 12.2024, các bác sĩ phát hiện phổi của ông có nốt kính mờ đơn độc khoảng 1,2 cm. Theo chẩn đoán hình ảnh và tài liệu y khoa, đặc biệt là trên những người có tiền sử hút thuốc lào nhiều năm như ông M., nốt kính mờ được phát hiện này có tới 70% là ung thư phổi.Sau khi tiến hành hội chẩn đa chuyên khoa, các bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi cắt chọn lọc và nạo hạch cho bệnh nhân. "Đối với một bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý mạn tính kèm theo và hút thuốc lào nhiều năm, gia đình cũng yêu cầu một phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, có thể cắt trọn vẹn khối u nhưng vẫn giữ lại tối đa nhu mô phổi, bảo tồn tối đa chức năng hô hấp cho bệnh nhân", thạc sĩ - bác sĩ Vũ Trường Sơn - Giám đốc y khoa, Bệnh viện FV, cho biết.Các bác sĩ tại Bệnh viện FV đã thực hiện phẫu thuật nội soi cắt chọn lọc phân thùy phổi cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra 60 phút, phân thùy chứa khối u được đánh dấu dưới kỹ thuật chụp CT, sau đó được cắt trọn vẹn. Kết quả xét nghiệm tế bào cho thấy ông M. ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1. Phần cắt rộng ra quanh khối u cũng như các hạch trung thất được lấy ra khi xét nghiệm cho kết quả lành tính, không có dấu hiệu di căn. Ông M. được chẩn đoán cuối cùng là ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn rất sớm là T1N0M0. Phẫu thuật đã điều trị thành công và triệt để khối u này, giúp khả năng sống còn sau đó lên tới 100%. Theo các bác sĩ, nếu phát hiện giai đoạn muộn hơn, như giai đoạn 2 chẳng hạn, thì cuộc phẫu thuật sẽ phức tạp hơn, tỷ lệ sống chỉ còn hơn 60% và chi phí tăng lên hơn 10 lần.Trước ca mổ, ông M. rất lo lắng. Là người hút thuốc lào khó bỏ, ngay khi nhận kết quả có khối u trong phổi và tới 70% khả năng bị ung thư phổi, ông M. đã tự tay chẻ đôi điếu cày, quyết tâm cai thuốc lào. Điều trị thành công ung thư phổi nhờ tầm soát sớmUng thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Thạc sĩ - bác sĩ Vũ Trường Sơn khuyến cáo những người hút thuốc lá, thuốc lào nhiều bao gồm cả hút thuốc thụ động và đã bỏ thuốc, thường xuyên tiếp xúc khói bếp, khói xe, khói từ than tổ ong, thợ thổi kính, lò rèn… cần khám sức khỏe định kỳ và đặc biệt thực hiện chụp CT phổi liều thấp hằng năm, thăm khám với chuyên khoa phổi qua đó làm tăng cơ hội phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh như trường hợp của ông V.V.M."Tầm soát ung thư phổi sớm giúp phát hiện và xử lý bệnh sớm, cuộc mổ sẽ đơn giản và chăm sóc hậu phẫu cũng nhẹ nhàng hơn, đặc biệt là tiết kiệm rất nhiều chi phí. Ngoài ra, nhu mô phổi bị cắt ít thì chức năng hô hấp ít bị ảnh hưởng, cuộc sống của bệnh nhân sau này cũng tốt hơn", bác sĩ Sơn nhấn mạnh.Theo bác sĩ Sơn, việc chọn phương pháp điều trị ung thư phổi sẽ tùy thuộc vào giai đoạn bệnh bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị trúng đích, liệu pháp miễn dịch... Trong đó nổi bật là phương pháp phẫu thuật lồng ngực có video hỗ trợ (VATS) - đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu với vết mổ chỉ khoảng 1,5-3 cm, ít biến chứng, ít đau, cho kết quả cao. Tại Bệnh viện FV, kỹ thuật này được thực hiện bởi bác sĩ Singapore và bác sĩ Việt Nam thông qua chương trình bác sĩ hợp tác tại Khoa Phẫu thuật mạch máu - Lồng ngực FV.Truy tìm, xử lý nguồn tung tin giả dừng nhận hàng hóa giữa Quảng Nam, Đà Nẵng
"Ai xác nhận rằng vàng không bị đánh cắp tại Fort Knox. Có thể nó ở đó, nhưng cũng có thể không. Vàng đó thuộc sở hữu của công chúng Mỹ. Chúng tôi muốn biết liệu nó có còn ở đó không" - tỉ phú Musk viết nội dung này trên nền tảng X. Bài đăng của ông này đang làm dấy lên nhiều đồn đoán về tính minh bạch của kho vàng Mỹ, đồng thời có thể tác động mạnh đến thị trường tài chính và giá vàng toàn cầu.Tỉ phú Musk chia sẻ trong một bài đăng khác: "Sẽ thật tuyệt nếu công chúng được chứng kiến nhiều vàng như vậy trông như thế nào. Dù gì thì vàng là của người dân". Sau bài đăng trên, Thượng nghị sĩ Mỹ Mike Lee cho hay ông đã nhiều lần bị từ chối quyền vào cơ sở này, đồng thời cũng khuyến khích tỉ phú Musk hãy kiểm tra số vàng tại Fort Knox.Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rand Paul tại tiểu bang Kentucky, nơi kho dự trữ vàng Fort Knox tọa lạc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng ông đã mời tỉ phú Musk xem xét kho dự trữ vàng sau khi không thể tiếp cận cơ sở này trong một thập niên. "Một số người có thể nghĩ rằng không cần kiểm toán mọi lúc nhưng với tôi, càng minh bạch thì càng tốt, càng nhiều ánh sáng mặt trời càng tốt", ông Paul nói.ZeroHedgec, một tài khoản tài chính nổi tiếng, cũng đăng trên X rằng: "Sẽ thật tuyệt nếu ông Musk có thể kiểm tra bên trong Fort Knox để đảm bảo 4.581 tấn vàng của Mỹ vẫn còn đó. Lần cuối cùng có người kiểm tra là năm 1974".Theo Hội đồng vàng thế giới, với hơn 8.100 tấn tính đến cuối năm 2024, Mỹ có dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Phần lớn vàng thỏi của quốc gia này được lưu trữ tại khu phức hợp Fort Knox, phần còn lại được lưu trữ tại Ngân hàng dự trữ liên bang New York cũng như các xưởng đúc tiền ở West Point và Denver. Tuy nhiên, các báo cáo này cũng không thể đập tan những hoài nghi và chính sách an ninh nghiêm ngặt không cho khách thăm quan cơ sở này chỉ càng khiến mối nghi ngờ gia tăng. Một số nghị sĩ và người dùng mạng xã hội đã bày tỏ nghi ngờ về tính chính xác của những con số này nếu không có một cuộc kiểm toán toàn diện. Hiện tại, chính phủ Mỹ khẳng định Fort Knox vẫn an toàn. Nhưng, hiện chưa rõ áp lực của công chúng có dẫn tới việc các lực lượng phải vào cuộc kiểm toán kỹ hơn bên trong hay không.Vẫn chưa rõ liệu tỉ phú Musk có được phép tiếp cận cơ sở bảo mật tuyệt đối Fort Knox hay không, hoặc liệu một cuộc kiểm toán toàn diện có thực sự diễn ra như nhiều người mong muốn hay không.
Hoàng Thùy và dàn sao Việt hóa thân thành những bông hồng 'có sắc lại có hương'
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
"Chỉ vài phút trước, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để thành lập Quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược", David Sacks, chuyên gia về AI (trí tuệ nhân tạo) và tiền mã hóa của Nhà Trắng, thông báo trên X vào sáng 7.3.Sacks cho biết, quỹ dự trữ sẽ dùng nguồn Bitcoin (BTC) thuộc sở hữu chính phủ liên bang, có được từ quá trình tịch thu tài sản hình sự hoặc dân sự. Điều này đồng nghĩa chính phủ Mỹ không dùng tiền để mua thêm Bitcoin như kỳ vọng của cộng đồng. Theo Coinmarketcap, giá Bitcoin đã giảm 6% từ 90.400 USD xuống còn 84.979 USD, sau thông báo. Những token trong danh sách được "Trump chọn" trước đó cũng đồng loạt giảm giá mạnh. Ethereum (ETH) giảm 4%, Ripple (XRP) giảm 7%, Solana (SOL) giảm 5,14% trong khi Cardano (ADA) giảm 9,19%.Dữ liệu của Arkham Intelligence cho thấy chính phủ Mỹ không nắm giữ bất kỳ XRP, SOL hay ADA nào. Trong khi đó lượng tiền mã hóa lớn nhất hiện tại là 198.109 Bitcoin, trị giá khoảng 17,87 tỉ USD theo tỷ giá hiện nay. Lượng Ethereum Nhà Trắng đang sở hữu trị giá khoảng 119 triệu USD. USDT - stablecoin (tiền mã hóa được neo giá trị 1:1 theo USDT) - chính phủ liên bang đang nắm giữ là 122 triệu USD. David Sacks cho biết đến nay vẫn chưa có cuộc kiểm toán đầy đủ nào về số lượng tiền mã hóa chính phủ Mỹ đang nắm giữ. Lệnh hành pháp mới nhất của ông Trump cũng "chỉ đạo một cuộc kiểm toán về loại tài sản này".Nhà Trắng cho biết các cơ quan phải báo cáo đầy đủ về số tiền điện tử mà họ nắm giữ cho Bộ trưởng Tài chính và nhóm công tác về tiền điện tử của tổng thống được thành lập vào tháng 1. Sắc lệnh hành pháp này nhằm nghiên cứu kỹ lưỡng về việc tạo thêm một kho dự trữ tiền mã hóa cho Mỹ. Theo đó, toàn bộ Bitcoin bị Bộ Tài chính tịch thu sẽ được đưa vào quỹ dự trữ. Các cơ quan liên bang khác "sẽ đánh giá thẩm quyền pháp lý" để chuyển bất kỳ Bitcoin nào họ sở hữu vào quỹ dự trữ. Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Thương mại Mỹ sẽ đưa ra "chiến lược trung lập về ngân sách" để mua thêm Bitcoin làm dự trữ. Điều kiện là những chiến lược này không gây thêm gánh nặng cho người nộp thuế ở Mỹ. Trước đó ông Trump bất ngờ thông báo sẽ đưa 5 token đầu tiên vào Quỹ dự trữ Tiền điện tử, trong đó có Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Ripple (XRP), Solana (SOL) và Cardano (ADA). Các token này đều tăng giá sau thông báo nhưng nhanh chóng lao dốc chỉ ít ngày sau đó.Quỹ tiền số của ông Trump cũng vấp phải nhiều tranh cãi lớn trong cộng đồng khi đưa những token như Ripple, Cardano vào danh sách. Điều này khiến nhiều người hoài nghi rằng tổng thống Mỹ có thật sự nghiêm túc với chính sách "phục hưng ngành công nghiệp tiền số" cho nước Mỹ. "Tôi hiểu lý do cho một quỹ dự trữ Bitcoin Chúng ta có quỹ dự trữ vàng, Bitcoin là vàng kỹ thuật số và còn tốt hơn vàng vật lý nên cần dự trữ nhiều Bitcoin hơn nữa. Nhưng lý do cho việc dự trữ XRP là gì? Tại sao chúng ta lại cần nó", chuyên gia phân tích tài chính Peter Schiff bình luận trên X về quỹ dự trữ tiền số của ông Trump.Tin tức lạc quan hiếm hoi về quỹ dự trữ tiền mã hóa của ông Trump là cam kết "không bán bất kỳ Bitcoin nào được đưa vào dự trữ". Sacks cho biết việc này nhằm xây cho Mỹ một "pháo đài kỹ thuật số trong thị trường tiền mã hóa".
Nhận định Rumani vs tuyển Đức (1 giờ 45 sáng mai 29.3): Chủ nhà hy vọng làm điều 'không thể'
Những ngày gần đây, Hà Nội bước vào đợt nồm ẩm, mưa phùn, giúp chất lượng không khí được cải thiện tạm thời. Sáng qua (17.2), chỉ số AQI dao động từ 25 - 54, người dân có thể hoạt động ngoài trời mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là một thực tế đáng quan ngại bởi không biết từ bao giờ, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của người dân Việt Nam khi đi ra đường và phải chờ khi có mưa hoặc gió mùa mạnh thì mới tự tin ra đường mà không sợ hít phải bụi mịn.Từ cuối năm ngoái đến nay, thủ đô Hà Nội liên tiếp trải qua "mùa" ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nhiều thời điểm, chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 272, đưa Hà Nội trở lại đứng đầu trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức tím - mức nguy hại tới sức khỏe con người. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 32 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Người dân được khuyến cáo giảm vận động ngoài trời, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đó là lý do vì sao trong những ngày trời xuân thời tiết đẹp nhất năm nhưng trên khắp các tuyến phố, con đường đều thấy người dân ra đường bịt khẩu trang kín mít. Thậm chí nhiều người lớn tuổi đi tập thể dục buổi sáng cũng đeo khẩu trang. Nhiều nhóm khách du lịch ngồi trên xe điện tham quan quanh hồ Hoàn Kiếm cũng "nhập gia tùy tục", không thoát khỏi "khiên chống bụi mịn". Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng. Mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, thời tiết, tuy nhiên dữ liệu quan trắc cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.GS Bob Baulch từ Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam bày tỏ quan ngại: Chất lượng không khí của Việt Nam nếu không được cải thiện sẽ có thể gây ra thảm họa. Ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều cho rằng tình hình ô nhiễm ở TP.HCM sẽ tệ hơn do sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và dân số đông hơn, song, thực tế trong năm 2022, chỉ số chất lượng không khí của TP.HCM là 21,2, tức mức ô nhiễm bằng khoảng một nửa so với Hà Nội.Lý giải thực trạng này, PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí (thuộc Viện Môi trường và tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết mặc dù lượng khí độc phát thải ở TP.HCM nhiều hơn ở Hà Nội nhưng khí hậu là yếu tố khiến mức độ ô nhiễm môi trường của Hà Nội nặng nề hơn TP.HCM. Thời tiết ở Hà Nội khiến cho các khí thải mắc kẹt ở tầng sát mặt đất.Nghiên cứu của PGS-TS Hồ Quốc Bằng cùng các cộng sự chỉ ra rằng: có 3 nguồn cơ bản phát thải khí độc vào không khí gồm: các phương tiện giao thông (nguồn đường), các nhà máy sản xuất công nghiệp và các hoạt động dân sinh (nguồn địa phương). Tại Hà Nội, các phương tiện giao thông chiếm lượng phát thải lớn nhất với hầu hết các khí độc có trong không khí: ôxit ni tơ (NOx) 87%, carbon monoxide (CO) 92%, điôxit sulfur (SO2) 57%, hợp chất hữu cơ dạng khí không chứa mê tan (NMVOC) 86%, khí mê tan (CH4) 96%, bụi mịn PM2.5 74%. Trong số các phương tiện giao thông, thủ phạm hàng đầu thải 2 loại khí độc NOx và CO ở Hà Nội là xe máy. Xe tải hạng nặng là nguồn phát thải lớn nhất các loại bụi mịn.Giống như Hà Nội hay TP.HCM của Việt Nam, các đô thị tại Thái Lan cũng đang vật lộn trong cuộc chiến với ô nhiễm không khí. Cuối tháng 1, truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin mức độ bụi siêu mịn không an toàn đã được báo cáo tại 70 trong số 76 tỉnh của Thái Lan, trong đó tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất được ghi nhận ở khu vực thủ đô Bangkok.Chính phủ Thái Lan đã khẩn cấp đưa ra một số chính sách tạm thời nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như giảm lượng bụi ô nhiễm. Một khoản ngân sách trị giá 140 triệu baht được chính phủ tung ra nhằm bù lỗ cho các doanh nghiệp vận tải để người dân Bangkok và vùng phụ cận được miễn phí sử dụng các loại phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, các loại tàu điện trên cao từ ngày 25 - 31.1.Đến ngày 28.1, Thủ tướng Thái Lan đã chỉ đạo tăng ngân sách lên 620 triệu baht để hỗ trợ các ban ngành của nước này áp dụng các chính sách nhằm ngăn chặn khói bụi ô nhiễm đã ở mức báo động. Ngày 31.1, chính phủ Thái Lan tuyên bố siết chặt quản lý các xe vận tải như đề ra khu vực hạn chế xe tải, rút ngắn thời gian chỉnh sửa hệ thống khí thải từ 30 xuống còn 15 ngày đối với các loại xe cũ trong diện bị khuyến cáo vi phạm thải ra khói đen, đặc biệt có thể cấm lưu hành vĩnh viễn nếu những loại xe này tái vi phạm. Các biện pháp khác nhằm hạn chế ô nhiễm đã được thắt chặt và giám sát kỹ như tại các khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, ban quản lý được lệnh phải quây kín công trình xây dựng và khu vực tập kết vật liệu xây dựng, xe vận tải phải rửa kỹ bánh xe khi ra vào công trình.Thậm chí, nước này còn "mạnh tay" lắp đặt 13 máy lọc không khí PM2.5 xung quanh thủ đô Bangkok để giảm ô nhiễm bụi mịn trong không khí xuống mức an toàn.Không dừng lại ở đó, Thái Lan đang xây dựng Đạo luật Không khí sạch và dự kiến sẽ được phê chuẩn vào tháng 4 tới. Đây sẽ là bước tiến quan trọng hướng tới giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí ở Thái Lan. Ông Buntoon Srethairote, Chủ tịch nhóm làm việc về Đạo luật Không khí sạch cho biết các công cụ thực thi chính trong đạo luật gồm các khái niệm như "khu vực phát thải thấp", nơi chỉ có xe điện (EV) mới được phép ra vào không hạn chế. Xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch có thể đối mặt các hạn chế về việc sử dụng hoặc phải trả phí phát thải để vào một số khu vực nhất định. Mỗi tỉnh hoặc quận có thể điều chỉnh các biện pháp này cho phù hợp nhu cầu của mình.TS Nguyễn Hoài Nam, Phó Viện trưởng Viện KHCN Năng lượng và Môi trường nhấn mạnh để tránh một cuộc thảm họa đang diễn ra tại Thái Lan cũng như hướng tới mục tiêu thành phố Net Zero, Hà Nội nên nhanh chóng khuyến khích, đầu tư chuyển đổi các phương tiện giao thông sang dùng điện (ô tô, xe máy, xe buýt) và tiến tới ban hành các quy định bắt buộc về tỷ lệ xe điện.Đồng thời, Thủ đô cần có cơ chế chính sách chuyển đổi phương thức sử dụng phương tiện cá nhân sang công cộng; ban hành quy định tiên tiến về mức tiêu hao nhiên liệu; chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường thủy nội địa, đường sắt điện khí hóa. Song song, nghiên cứu công nghệ các nhiên liệu sạch mới như hydro, amoniac để có thể áp dụng, sử dụng cho phương tiện khi giá hợp lý.Ô nhiễm không khí được dự báo sẽ để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cộng đồng. Các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ gia tăng, tạo gánh nặng cho hệ thống y tế. Theo WHO, bụi mịn PM2.5 có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, xơ cứng động mạch và gây tổn thương hệ thần kinh. Đặc biệt, nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già và những người có bệnh lý nền chịu tác động nặng nề nhất. Ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm và ít nhất 70.000 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, khiến cho tuổi thọ trung bình bị rút ngắn 1,4 năm.